để thương hiệu hoa Đà Lạt vươn xa , chuyên cung cấp phân phối hoa da lat gia nha vuon


Để thương hiệu hoa Đà Lạt vươn xa

InfoTV - 72 tháng trước
vuon hoa ly da lat

Với những lợi thế về độ cao và điều kiện khí hậu thiên nhiên ưu đãi, vùng nông nghiệp Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng đã trở thành một trung tâm sản xuất các loại rau, hoa quả ôn đới đặc thù của cả nước. Trong đó, sản phẩm hoa Đà Lạt nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước với sản lượng dồi dào, chủng loại đa dạng và còn nhiều tiềm năng để phát triển trong những năm sắp tới.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Sau kỳ Festival hoa lần thứ nhất, lượng xuất khẩu hoa Đà Lạt đã tăng mạnh và thị trường ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu như trước kia thị trường xuất khẩu hoa chủ yếu của các công ty, trang trại, nhà vườn Đà Lạt chỉ là một số nước ASEAN thì nay đã mở rộng đến nhiều quốc gia ở châu Âu như Bỉ, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Hoa Đà Lạt đã trở thành một thương hiệu được nhiều quốc gia biết tới.
Trong 6 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hoa của toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 4,5 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ 2006. Ngoài những công ty lớn chuyên trồng hoa cao cấp xuất khẩu thì hiện nay nguồn hoa do hộ nông dân tự trồng cũng có một tỷ lệ lớn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và được xuất khẩu thông qua các đơn vị kinh doanh. Vì vậy mà lượng hoa xuất khẩu tăng vọt.
Các loại hoa xuất khẩu nhiều là hoa đồng tiền, lay ơn, các loại hoa cúc, hồng môn, cát tường…Theo các đơn vị xuất khẩu hoa thì giá hoa trên thị trường các nước Nhật Bản, Singapo, Pháp đang ở mức cao và giá trị mỗi đơn vị hoa xuất khẩu tăng bình quân gấp 5 lần so với giá bán ở thị trường trong nước. Vì vậy kim ngạch xuất khẩu hoa ở Đà Lạt cũng tăng nhanh so với năm 2006 và doanh thu của những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nông dân trồng hoa ở Đà Lạt đạt rất cao- bình quân từ 500 triệu- 1 tỷ đồng/ha/năm. Theo kế hoạch, đến năm 2010 Đà Lạt sẽ sản xuất 100 triệu đơn vị hoa và 50% số này sẽ được xuất khẩu sang các nước châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là chất lượng hoa Đà Lạt chưa thật đồng đều và ổn định. Đặc biệt, công nghệ đóng gói cho từng loại hoa đặc thù của từng nước chưa thực sự được các doanh nghiệp xuất khẩu hoa chú trọng. Đã có rất nhiều đối tác đến thâm nhập thị trường Hoa Đà Lạt và ngỏ ý đặt vấn đề xuất khẩu nhưng công đoạn bảo quản đóng gói hoa sau thu hoạch của các nhà kinh doanh chưa được nâng cao nên các đối tác này đành bỏ dở hợp đồng. Rõ ràng, về lâu dài để hoa Đà Lạt có thể vươn xa hơn ra thị trường các nước thì việc cần nâng cao hơn nữa công nghệ đóng gói sản phẩm là việc hết sức quan trọng. Đồng thời, thiết lập một chợ hoa ngay tại Đà Lạt để bất kỳ một đối tác nào đến cũng có thể giao dịch, đặt vấn đề nhập khẩu hoa tại đây…có như thế hoa Đà Lạt sẽ có cơ hội vươn xa hơn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân cũng như chất lượng sản phẩm của hoa Đà Lạt ngày một cao hơn.

Hoa Đà Lạt mở đường xuất khẩu

(LĐ) - Thứ tư 04/01/2012 09:35

Trang chủ| Kinh doanh

Nhiều giống hoa đang bị thoái hóa, chưa giải quyết được sâu bệnh, đặc biệt là xuất khẩu mới chiếm 11% tổng sản lượng, khách hàng cần số lượng lớn thì không đáp ứng nổi... Đó là những vấn đề đặt ra tại Hội thảo “Hoa Đà Lạt - các giải pháp phát triển bền vững” được tổ chức ngày 2.1, trong khuôn khổ Festival hoa Đà Lạt 2012.

Những con số kỷ lục

Hiện Đà Lạt - Lâm Đồng có 3.500ha đất trồng hoa - tăng gấp đôi so với năm 2003, 400 loài hoa với hàng nghìn giống hoa, trong đó hàng chục giống hoa được du nhập từ khắp các châu lục đến Đà Lạt. Nhiều loại hoa chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu chỉ duy nhất trồng được tại Đà Lạt như ly ly, cát tường, địa lan cymbidium...
Cần đưa thương hiệu hoa Đà Lạt ra thế giới.     Ảnh: Trung kiên
Cần đưa thương hiệu hoa Đà Lạt ra thế giới. Ảnh: Trung kiên
Năm 2011, Lâm Đồng sản xuất khoảng 1,2 tỉ cành hoa, xuất khẩu ước khoảng 80 - 100 triệu cành, kim ngạch 22 triệu USD. Riêng TP.Đà Lạt có 2.000ha đất trồng hoa, mỗi năm cho sản lượng hơn 1 tỉ cành, doanh thu 5.200 tỉ đồng, lợi nhuận không dưới 1.500 tỉ đồng. Những con số này đều là kỷ lục.

Nhằm phát huy lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, truyền thống, những năm qua Lâm Đồng đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển ngành hoa. Trong đó, đáng kể là khu nông nghiệp công nghệ cao Lạc Dương; vùng sản xuất rau, hoa, dâu tây chất lượng cao Đơn Dương, Đức Trọng, Đà Lạt; dự án nâng cao năng lực sản xuất giống hoa chất lượng cao... Năm 2011, hoa Đà Lạt được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận là một bước tiến mới trong quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu.

Mở đường xuất khẩu 

Tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng ngành sản xuất, tiêu thụ hoa Đà Lạt - Lâm Đồng đang đứng trước nhiều thách thức. Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Lâm Đồng - thừa nhận: “Nhiều giống hoa như layơn, salem, hồng, cẩm chướng đã thoái hóa nên sản lượng thấp, màu sắc và độ bền kém, trong khi các giống mới nhập chưa thuần hóa, nhiễm sâu bệnh, màu sắc chưa chuẩn. Việc xây dựng quy trình sản xuất các giống hoa nhập ngoại để hướng dẫn, giải đáp cho nông dân chưa được giải quyết đồng bộ. Công nghệ thu hoạch và bảo quản hoa mới được các DN FDI áp dụng, còn nông dân vẫn làm theo kinh nghiệm”.

Đặc biệt, hoa Đà Lạt vẫn chủ yếu tiêu thụ trong nước, mới chỉ xuất khẩu được khoảng 11% tổng sản lượng. Nguyên nhân là nông dân và các doanh nghiệp còn thiếu thông tin về thị trường, giống mới, kỹ thuật, chất lượng hoa chưa đồng đều. Chủng loại hoa Đà Lạt phong phú là vậy, nhưng khi thị trường cần số lượng lớn thì sản xuất không đáp ứng nổi, mất cơ hội với đối tác nước ngoài v.v...

Để giải quyết những vấn đề trên, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cho biết: “Trong thời gian tới, Lâm Đồng sẽ đẩy mạnh thực hiện các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ngành hoa, xây dựng chiến lược hoa Lâm Đồng từ năm 2012 - 2020, hình thành các liên minh sản xuất hoa. Trong đó, tỉnh sẽ đặc biệt chú ý tăng cường quan hệ quốc tế về KHCN, hợp tác đầu tư để nhanh chóng mở rộng thị trường xuất khẩu”.
Đặng Trung Kiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét