vườn hoa đà lạt , chuyên cung cấp phân phối hoa tươi da lat giá nhà vườn

Làng Hoa Thái Phiên
[ Ngày cập nhật:  16/9/2011 - 9h:55m GMT +7 ]
Lang hoa Thái Phiên - Phường 12 nằm về phía Đông Bắc và cách trung tâm Thành phố Đà Lạt 7km.
vuon hoa da lat

hoa da lat gia vuon

+ Phía Bắc giáp xã Đạ Sa huyện Lạc Dương.
+ Phía Nam giáp Phường 11.
+ Phía Đông giáp xã Xuân Thọ.
+ Phía Tây giáp Học việc Lục quân.

Diện tích đất tự nhiên: 1229 ha.
Diện tích đất nông nghiệp: 436 ha.

Trước năm 1945, đây là vùng đồi núi hoang vu, chỉ có một số ít người dân bản địa (người dân tộc) sinh sống và là nơi giành riêng cho vua Bảo Đại săn bắn.  Năm 1954, khoảng 40 hộ đồng bào người Việt sống ở Xuyên Khoảng (Lào) hồi hương về sống tại Đà Lạt, nhận thấy khu vực này đồi núi thấp, khá bằng phẳng, có nguồn nước dẫn ra Hồ Than Thở và các điều kiện thuận lợi, thích hợp cho việc quy dân lập ấp, an cư lạc nghiệp, phát triển nghề nông.

Các hộ thống nhất bầu ông Lê Phương Miễn làm đại diện cho họ đứng tên xin Tỉnh trưởng Tỉnh Lâm Viên là ông Cao Minh Hiệu (người cùng quê với ông Lê Phương Miễn) để quy dân, lập ấp. Được ông Tỉnh trưởng chấp thuận, đồng ý cho 40 hộ này về đây định cư, khai khẩn canh tác. Cuối năm 1954, các gia đình đầu tiên đến vùng đất này có gia đình ông Lê Phương Miễn, ông Trần Công Liêm, ông Lê Chuộc, ông Lê Kế, ông Ngô Đàm, ông Vũ Văn Phi, ông Nguyễn Xuân Lâm, ông Trịnh Xuân Sính, ông Trần Trung, ông Nguyễn Nhưng… định cư tại chân núi Hòn Bồ, chọn vùng đất sát khe suối, khai khẩn đất trồng trọt, bắt đầu cuộc sống mới.

Sau đó, một số hộ dân ở Cầu Đất (Xuân Trường) cũng đến vùng đất này lập nghiệp. Năm 1956, ông Lê Phương Miễn đệ đơn xin Tỉnh trưởng lập ấp và đặt tên là Thái Phiên. Sở dĩ, các cụ chọn đặt tên ấp là Thái Phiên vì: Thái Phiên là một sỹ phu yêu nước, là yếu nhân trong tổ chức “Việt Nam quang phục Hội” do Phan Bội Châu khởi xướng. Thái Phiên nung náu ý chí : đánh đổ thức dân Pháp, thành lập một nước Việt Nam tự do, dân chủ. Ông và ông Trần Cao Vân trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Huế trong phong trào Duy Tân. Cuộc khởi nghĩa không thành, Thái Phiên và các đồng chí của ông bị thực dân Pháp chém chết tại pháp trường An Hòa (Huế) vào năm 1916.

Thái Phiên còn có nghĩa là: Thái là thái hòa, thái bình. Phiên trong chữ phiên trấn: là nơi quy tụ dân sinh, nằm riêng biệt phía ngoài, bao bọc trấn giữ cho những vùng đất phía trong. Như vậy, ngoài việc ghi nhớ công ơn của một chí sĩ yêu nước, Thái Phiên được hiểu là vùng đất quy tụ dân sinh, an cư lạc nghiệp, phát triển lâu dài. Các cụ còn cho rằng đây là phúc địa, vùng đất chỉ phát triển mạnh về trồng trọt, không phát triển về chăn nuôi.

Ngay từ khi lập ấp, các cụ đã chọn trồng cây ăn trái (cây hồng), trồng rau, trồng một số giống hoa tại địa phương, đến năm 1956 phát triển trồng thêm một số giống hoa có nguồn gốc từ Pháp do các hộ ở Cầu Đất mang về như: Hoàng Anh, Glay-ơn, Xạc-ra, Cúc đỏ, Cẩm tú cầu, hoa Hồng, Margarite… nhờ đặc điểm về thổ nhưỡng và khí hậu của vùng Thái Phiên, cũng như khả năng thích nghi (dễ nhân giống) của các giống hoa, chủng loại và sản lượng hoa phát triển một cách nhanh chóng, trở thành một ngành nghề sản xuất chủ yếu của dân cư địa phương, nên việc trồng hoa tại đây ngày càng phát triển và cũng tại thời gian này (1956), các chủng loại hoa được trồng tại đây, bắt đầu được đưa ra thị trường tiêu thụ, thị trường tiêu thụ hoa phát triển mạnh tại Đà Lạt và Sài Gòn.
Diện tích nhà kính từ 30 ha ban đầu đến nay đạt 300 ha, sản lượng tương ứng từ 40 triệu cành/năm lên trên 400 triệu cành/năm, chủng loại hoa phát triển thêm cáo giống mới, chất lượng, giá trị cao được nhập từ nước ngoài như: Lyly, Cát tường, Xạc-ra, Glay-ơn, Cẩm chướng, Hồng, Xa-lem, Pi-pi, Cúc các loại…. Trên địa bàn Phường có 3 cơ sở nuôi cấy mô sinh học, 12 kho lạnh để bảo quản giống, 10 cơ sở ươm giống hoa cúc và một số hộ tự ươm cho gia đình… hàng năm đáp ứng đủ cây trồng tại địa phương và cung cấp giống cho một số nơi khác. Doanh thu trung bình hàng năm đạt 500-550 triệu đồng/ha/năm. Thị trường tiêu thụ được mở rộng ra toàn quốc và đã tham gia vào thị trường xuất khẩu.



Sau 50 năm hình thành và phát triển, vùng trồng hoa Thái Phiên đã trở thành một vùng đất sản xuất hoa tập trung, với quy mô sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp, ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong dịp Festival Hoa năm 2007, địa phương đã được vinh dự đón nhận danh hiệu Làng hoa Thái Phiên do UBND Thành phố Đà Lạt trao tặng và có 2 nông dân trồng hoa được tôn vinh là nghệ nhân trồng hoa trong lễ hội này vì có 3 đời lưu truyền nghề trồng hoa cho đến ngày nay.

Ngày 16 tháng 12 năm 2009, UBND Tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 3108/QĐ-UBND công nhận Lang hoa Thái Phiên đạt tiêu chí Làng nghề Truyền thống.

Từ ngày được công nhận Làng nghề Truyền thống, Làng hoa Thái Phiên chào đón nhiều đoàn khách đến tham quan, nghiên cứu học tập.

Trong đó có nhiều đoàn khách đến từ các Tỉnh, thành trong các nước tham quan, nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Học sinh, sinh viên thực tập nghiên cứu phục vụ trong học tập. Các đoàn khách du lịch, 2 đoàn khách của Nhật Bản và Hàn Quốc đến thăm trao đổi kinh nghiệm, giống cây trồng.

Làng hoa Thái Phiên đã tham gia tích cực các Festival Hoa Đà Lạt tại các phiên chợ hoa, triển lãm hoa, xe hoa…
Làng Hoa Hà Đông
[ Ngày cập nhật:  16/9/2011 - 8h:39m GMT +7 ]
Lần ấy, tôi đến nhà cụ Ngô Văn Ngôn chỉ để hầu chuyện với cụ về một lần “ăn thua đủ” với một con báo dữ xảy ra cách nay hơn nửa thế kỷ. Tuy nhiên, trong câu chuyện với cụ Ngôn (Số 10, Nguyễn Công Trứ, Đà Lạt), tôi biết anh trai cụ, cụ Ngô Văn Bính, là một trong số vài mươi người đầu tiên của Hà Nội vào đây khai khẩn và lập nên làng hoa Hà Đông, Đà Lạt.Cụ Ngôn và cụ Bính cho tôi xem một xấp tài liệu nói về quá trình lập ấp Hà Đông hơn 70 năm về trước, trong đó có đoạn: “Ngay từ khi mới nhậm chức, ông Trần Văn Lý (quản đạo đầu tiên của Đà Lạt) đã nhận thấy Đà Lạt là một vùng khí hậu mát mẻ, còn nhiều đất hoang chưa được khai phá và nhu cầu rau quả tươi sống của người Pháp ngày càng tăng lên là điều kiện để mở mang nghề trồng rau và hoa ở đây. Ông đã nêu sáng kiến về việc lập ấp trồng rau và hoa tươi cung cấp tại chỗ cho người Pháp tại Đà Lạt…”. Đó là vào cuối những năm 30 của thế kỷ trước. Hồi ấy, qua câu chuyện kể của cụ Ngô Văn Bính, quản đạo Trần Văn Lý đã đề nghị Tổng đốc Hà Đông kiêm Chủ tịch Ủy ban Tương tế trung ương Bắc kỳ Hoàng Trọng Phu cho di dân từ ngoài vào xứ Đà Lạt để lập ấp trồng hoa và rau xanh. Tháng 5.1938, hơn 30 người là cư dân vùng Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội) đã có mặt tại Đà Lạt. Trong hơn 30 người rời quê tìm vùng đất mới này có cụ Bính và cụ Ngôn (năm đó, các “cụ” chỉ mới 18 tuổi và ít hơn 18 tuổi). Năm 1939, chàng thanh niên Ngô Văn Bính đã viết thư về Hà Đông động viên cả gia đình cùng vào, và… không quên mang theo một ít giống hoa. Bố anh Bính, cụ Ngô Văn Ất ngay lập tức chuẩn bị 2.000 củ giống hoa layơn mang vào xứ hoàng triều cương thổ; và từ đó, làng hoa Hà Đông hình thành.
Nhớ lại hôm ở nhà cụ Ngô Văn Ngôn, khi nhìn ra ngoài sân, mắt tôi chạm phải một sắc hồng của loài hoa đào khá lạ. Thấy khách có vẻ thích thú, cụ Ngôn giải thích: “Đây là gốc đào rất “lịch sử”. Cành đào này là món quà từ miền Bắc gửi vào miền Nam chưng tết ở Dinh Độc lập năm 1960. Nó là giống đào hoa thắm, cánh kép. Xong tết, cành đào được ông Huệ (làm ở cơ quan canh nông Đà Lạt lúc ấy) đưa từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Và chính tay tôi trồng nó ngay trước sân nhà từ bấy đến giờ”. Hóa ra, xứ hoa Hà Đông của xứ sở Đà Lạt này còn nhiều điều về hoa đáng khai thác lắm. Sau hơn 70 năm hình thành làng hoa và chuyên sống bằng nghề trồng hoa và rau, làng hoa Hà Đông hiện đã có hơn 400 hộ chuyên sản xuất hoa với diện tích trên 50ha và chuyên trồng các loại hoa có giá trị cao như hoa hồng, cúc, cát tường, cẩm chướng, lily… Nói về thu nhập từ hoa, chưa biết xưa hơn giờ hay giờ hơn xưa, nhưng chúng tôi cứ thử nêu hai con số để mọi người cùng suy ngẫm: Xưa, để có một củ giống layơn, người ấp Hà Đông bỏ ra 4 xu tiền Đông Dương. Hai tháng sau, củ giống này cho hoa bán được 2 hào. Tính cả vườn khoảng một hecta thì thu được 400 đồng. Trong khi, giá một tạ gạo lúc đó chỉ 2 đồng. Còn bây giờ, cũng ở Hà Đông, theo báo cáo của tổ chức Hội Nông dân thì nhà vườn trồng hoa có thu nhập trên dưới 130 triệu đồng mỗi năm trên mỗi hecta.
Tất nhiên, sự so sánh luôn có những khập khiễng. Riêng chuyện làng Hà Đông hồi Festival hoa Đà Lạt 2010 được UBND TP Đà Lạt ra quyết định công nhận là “làng hoa đầu tiên và là làng nghề truyền thống” của xứ sương mù là chuyện không có phép so sánh.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét