hoa tươi giá vườn, hoa tuoi da lat gia vuon, cần mua bán hoa tươi đà lạt giá sỉ, nhà vườn trồng hoa hồng ở đà lạt

hoa tươi giá sỉ, hoa tuoi da lat gia si 
hoa tươi đà lạt gia vuon, hoa tươi giá vườn, cung cấp hoa tuoi giá sỉ cho các bạn sinh viên có nhu cầu kinh doanh trong các dịp lễ như 14/2, 8/3, 20/10, 20/11...

Vinasfarm là công ty chuyên phân phối hoa tươi Đà Lạt cắt cành trên toàn quốc. Với mục tiêu chất lượng, uy tín và giá cả cạnh tranh nhất. Khách hàng là những shop hoa, công ty sự kiện...khi đặt hoa Vinasfarm cam kết mang đến quý khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất và giao hàng đúng thời gian nhất.
Ngoài ra Vinasfarm đang có chương trình hổ trợ các bạn sinh viên có nhu cầu kinh doanh hoa tươi trong các dịp lễ 14/2, 8/3, 20/10, 20/11...
Vinasfarm đảm bảo giá rẻ hơn so với các chợ đầu mối
Tặng 100 bao gói hoa cho đơn hàng 500 hoa
Tặng 10 giỏ cắm hoa cho đơn hàng 1000 hoa
Tặng 1 thùng xốp cắm hoa cho đơn hàng trên 1000 hoa
Các bạn đã có kế hoạch cho việc kinh danh dịp lễ này thì liên hệ ngay với chúng tôi và đặt hàng sớm để chúng tôi có kế hoạch cho lượng hoa và gửi hoa thẳng từ vườn đến cho các bạn mà không dự trữ qua một trạm nào sẽ đảm bảo được chất lượng cho các bạn.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH ViNasfarm 
ĐC: 927 Nguyễn Kiệm Phường 3 Quận Gò Vấp
ĐT: 0914.29.70.78 - 0914.29.70.29 ( Ms. Tuyết Mến)

 

Nông dân Đà Lạt nhổ hoa cúc chùm …đem đốt

Rớt giá mạnh, bán không đủ tiền thuê nhân công lao động, nhiều gia đình ở làng hoa cúc Thái Phiên (Đà Lạt), thời gian gần đây đành phải làm một việc bất đắc dĩ là nhổ hoa cúc chùm…đem đốt, chấp nhận mất trắng.

Đang thu hoạch dở dang nhưng vì giá xuống quá thấp, chủ vườn đã phải ngừng cắt hoa. Ảnh: Cao Nguyên
Trong lúc những gia đình trồng các loại hoa cúc nụ đơn vẫn đang bán với giá 1.600 đồng/cành thì không ít gia đình trồng hoa cúc chùm các loại đang phải nhổ bỏ vì không thể bán được hàng, hoặc chỉ giá bán rẻ mạt.
Anh Bùi Phú Quốc, người làng hoa Thái Phiên cho biết, hiện mỗi bó hoa cúc chùm 5 cây gởi đi TPHCM bán chỉ được chưa tới 2.000 đồng. Với giá bán này, tiền thu về không đủ tiền thuê nhân công thu hoạch nên nhiều gia đình trồng hoa cúc chùm tại Thái Phiên đành phải nhỏ bỏ hoa đem đốt để chuẩn bị cho vụ hoa mới.
Theo quan sát của người viết, rất nhiều vựa hoa cúc chùm tại làng hoa Thái Phiên Đà Lạt hiện tại trong thời kỳ thu hoạch hoặc đang thu hoạch dỡ đã phải bỏ hư vì thương lái không mua.
Chị Nguyễn Thị Tuyết buồn bã nhìn vườn hoa cúc chùm rộng gần 2.000 m2 đang bung hoa vàng rực tâm sự: “Không hiểu sao giá cúc chùm lại rớt mạnh đến vậy, giờ không bán được hàng thì đành phải phá bỏ để trồng vụ mới thôi. Biết sao bây giời!”.

Hoa cúc chùm được chắp thành đống chờ khô để đốt. Ảnh: Cao Nguyên
Theo chị Tuyết, hiện mỗi sào hoa cúc chùm nhà vườn phải chịu lỗ ít nhất 20 triệu đồng.
Không bán được hoa, hoặc chỉ bán được với giá “rẻ như cho”, nhiều gia đình trồng cúc chùm tại làng hoa Thái Phiên đành phải làm một việc bất đắc dĩ là tập trung nhân lực trong gia đình nhổ hoa đem đốt hoặc ủ làm phân để lấy đất trồng vụ hoa mới.
Chị Vũ Thị Hải chuyên thu mua hoa cúc tại Đà Lạt vận chuyển đi TPHCM và các tỉnh miền Trung tiêu thụ, cho biết thời gian cuối năm, nhiều địa phương trong nước cũng đã trồng được hoa cúc, nhất là cúc chùm nên sản lượng tăng mạnh, cung vượt quá cầu đã dẫn đến tình trạng trên.
Cách trồng hoa hồng Đà Lạt

Hoa hồng là loài hoa được trồng nhiều và được yêu thích đặc biệt không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.Trồng hoa hồng thế nào cho đẹp và hiệu quả là băn khoăn của không ít người chơi hoa. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật trồng hoa hồng đến các bạn.
CÔNG DỤNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG
Công dụng
Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho thần Vệ nữ, nữ thần tình yêu. Màu đỏ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt. Không chỉ thế hoa hồng còn là một vị thuốc quý.
Hoa hồng vị ngọt, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng, ra da non.
- Chữa mụn nhọt, tràng nhạc, mụn lở chảy nước: Dùng cánh hoa hồng giã đắp.
- Chữa ho ở trẻ: Cánh hoa hồng bạch 4 g, trộn với đường phèn 4 g, cho vào chén, hấp trên nồi cơm, chưng ra nước, uống dần.
Hoa hồng còn có tác dụng chữa miệng hôi: Hoa hồng 5 g, hãm nước sôi để nguội ngậm, súc, rồi nhổ. Hoặc rửa sạch hoa hồng 5 g nhai ngậm rồi nhổ.
Chữa viêm sưng tuyến vú: Hoa hồng 7 bông, đinh hương 7 nụ, cho cả 2 vào một lượng rượu vừa đủ. Nấu lên rồi uống nước, bỏ cái. Uống lúc no.
Hoặc: Hoa hồng tươi 30 bông (bỏ nhụy cuống), đường phèn 500 g. Cho vào 1 lít nước sắc 3 lần (như sắc thuốc thang) rồi dồn 3 nước lại còn 500 ml cho đường phèn khuấy cho tan đều, cô thành cao, để nguội cho vào bình đậy kín, bảo quản cẩn thận dùng dần. Mỗi lần 2-3 thìa canh cao hoa hồng. Ngày 3 lần với nước âm ấm.
Chữa chán ăn và phàm ăn: Lấy một nắm to cánh hoa hồng đỏ, một nắm hoa cúc khô ngâm vào 2 lít nước sôi trong 25 phút rồi đem lọc lấy nước pha đường vừa đủ làm nước uống hoặc chế thành si-rô đựng trong chai để chỗ râm mát, uống dần. Chú ý dùng hoa hồng đỏ tốt hơn hồng trắng.
Kinh nguyệt không đều: Hoa hồng 5 g, hoa quế 3 g, rượu 50 ml. Chưng cách thủy hay hấp cơm, để nguội uống.
Rong kinh, băng huyết: Ngâm 20 cánh hoa hồng trong 1 lít nước sôi trong 30 phút. Khi nước ngả màu đỏ thì cho thêm 50 g đường, làm nước uống. Mỗi lần 200 ml.
Kỳ kinh không đều (sớm hoặc muộn): Cánh hoa hồng 6-7 g. Hãm nước sôi uống thay trà.
KỸ THUẬT TRỒNG HOA HỒNG
Kỹ thuật trồng hoa hồng Đà Lạt
Hoa hồng Đà Lạt là loại hoa thông dụng, bình dân, cỡ hoa to, màu đỏ tươi, lâu tàn. Trồng hoa hồng Đà Lạt cho thu nhập cao, 1 sào Bắc bộ (360 m2) có thể thu nhập 5-6 triệu đồng/năm.
1. Nhân giống và thời vụ
Hoa hồng Đà Lạt được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hoặc ghép nêm, ghép đoạn cành trên gốc ghép là cây tầm xuân (hoa hồng dây, hoa hồng dại).
Vào tháng 2-3, chọn ngày ấm (nhiệt độ >200C), cắt cành tầm xuân bánh tẻ có đường kính từ 0,5-1,5cm, dài 10-15cm bằng kéo sắc chuyên dùng. Nhúng hom tầm xuân trong dung dịch thuốc kích thích Atonic 1% hoặc Orgamin 1% trong 5 giây, sau đó giâm trên luống cát nhỏ đã chuẩn bị, có mái che nắng phía trên, với mật độ 5x5cm, tưới ẩm liên tục đảm bảo độ ẩm 75-80% độ ẩm đất, độ ẩm không khí đạt trên 90% ít nhất trong 20 ngày đầu. Sau khi giâm khoảng 45-60 ngày, các hom tầm xuân ra rễ dài 4-5cm thì tiến hành giâm vào bầu nilon có đường kính 7-10cm, cao 20-25cm, có đục lỗ thoát nước ở đáy. Giá thể làm bằng đất phù sa, bùn ải hoặc đất thịt nhẹ giàu dinh dưỡng 60-70% + phân chuồng hoai được ủ mục trong 2 tháng với 2% super lân Lâm Thao. Đặt bầu ươm hom giống vào vườn ươm được bố trí nơi cao, thoát nước, có giàn che bớt 60-70% ánh sáng trực xạ. Mật độ ươm với khoảng cách 15 x20 cm/bầu. Mỗi hom chỉ để 1 mầm sát mặt đất, tưới đạm + lân pha loãng với nước sạch, khi mầm có đường kính 0,3-0,5cm, cao 20-30 cm thì tiến hành ghép.
Cách ghép mắt nhỏ có gỗ như sau: Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 10 - 15cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi ở gốc ghép. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Sau ghép 15-25 ngày tiến hành cởi dây ghép, nếu mắt ghép còn sống thì sau 2-3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép như tưới đủ ẩm, tưới phân đạm, kali pha loãng, phòng trừ sâu, bệnh kịp thời. Khi mầm ghép mọc cao 7-10 cm thì tiến hành đưa cây giống trồng ra ruộng sản xuất.
Thời vụ trồng: Vụ thu trồng tháng 9-10. Vụ xuân trong tháng 2-3.
2. Trồng và chăm sóc
Chọn ruộng đất cát pha, thịt nhẹ, đất phù sa chủ động tưới tiêu. Hoa hồng yêu cầu độ pH: 6-7, nếu đất chua (độ pH dưới 5,5) cần bón 20-25 kg vôi bột/sào, vãi trước khi làm đất. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống ruộng 70-80 cm, cao 25-30cm, trồng hàng đôi. Hai hàng đơn cách nhau 35-40cm, cây cách cây 30 cm.
Lượng phân bón cho 1 sào hoa hồng như sau: Phân chuồng hoai mục 7-10 tạ, phân lân super 20-25kg, đạm urê 10-15kg, kali clorua 3-5kg (năm đầu bón ít đạm và kali, năm thứ 2-3 bón nhiều hơn).
Cách bón
Bón lót lúc trồng toàn bộ phân chuồng, phân lân vào chính giữa luống. Bón thúc bằng cách tưới đạm và kali loãng lần thứ nhất sau trồng 15-20 ngày. Sau đó khoảng 15-20 ngày bón thúc 1 lần bằng đạm và kali cách gốc 15cm. Hoa hồng sau khi trồng được 3-4 tháng thì bói hoa. Kỹ thuật điều khiển ra hoa rộ vào những ngày có nhu cầu lớn như ngày lễ, tết, ngày rằm, mồng 1 (âm lịch) bán được giá cho thu nhập cao thuộc về kinh nghiệm riêng của từng nông dân.

Đốn tỉa thân cành: Sau khi mầm chính lên cao 20-25cm, thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây. Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, cành tăm hương để tán cây được thông thoáng, giảm sâu, bệnh hại.
Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, để chăm sóc hoa hồng có nhiều bông với chất lượng cao cần thao tác một số biện pháp kỹ thuật sau:
- Nên bón nhiều phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, bùn ao phơi ải và phân tổng hợp NPK (loại 12:5:10) của hãng Apatit Lào Cai, lân Lâm Thao cho hoa hồng thay phân đơn đạm, lân, kali cây sẽ tốt bền hơn.
- Thường xuyên phun một trong số các loại phân bón qua lá các loại như: A-H 502; Kích phát tố hoa trái Thiên nông, Atonic định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần, cây sinh trưởng tốt, hoa nở số lượng nhiều, tập trung, kích thước hoa to, màu sắc sặc sỡ, khi sử dụng lâu tàn được người tiêu dùng tín nhiệm.
Nếu cây sinh trưởng quá tốt, chậm ra hoa bà con cần: Tỉa bớt cành la, cành tăm, cành vóng cho tán thông thoáng, ngừng bón đạm, ngừng tưới nước, bón lượng lớn kali (7-10kg/sào), để khô đất 10-15ngày, sau đó chăm sóc bình thuòng, cây sẽ nhanh phát hoa.
- Sau khi bấm ngọn cành tơ (cành non) khoảng 35-45 ngày (tuỳ vụ, tuỳ nhiệt độ, độ ẩm đất, lượng phân bón thúc cho cây và kinh nghiệm của người trồng cây) thì cây phát hoa. Như vậy muốn có hoa hồng phục vụ tết Nguyên đán, và những ngày sau tết, đầu tháng giêng thì cần bấm ngọn cành non vào khoảng đầu tháng 11 âm lịch hàng năm.

Về năng suất hoa, sau trồng 1 năm tuổi cho thu 4-5 nghìn bông/sào/năm. Hoa hồng 2 năm có thể cho 10-15 nghìn bông/năm. Năm thứ 3 sản lượng hoa giảm dần còn khoảng7-10 nghìn bông. Năm thứ 4 cây hoa tàn sinh trưởng kém nên tiến hành trồng mới.
Kỹ thuật bao hoa
Nếu không bao hoa, để tự nhiên thì hoa nở không đều, thu bán không đồng loạt. Dùng giấy chuyên dùng màu trắng không ngấm nước (của Trung Quốc sản xuất), quấn chặt vừa kín bông hoa chuẩn bị nở theo hình chóp nón (khi bỏ giấy ra, sau 1-2 giờ bông hoa sẽ được nở bung ra).
Kinh nghiệm phòng trừ một số sâu, bệnh hại chủ yếu như: Các loại rầy, rệp dùng thuốc Aciara 25EC; Sutin 5EC. Nhện đỏ dùng Sokupi 0,36AS; Ortus 5EC; Pegasus 500EC. Bệnh thán thư, bệnh sương mai, lở cổ rễ hại thân, cành lá, hoa dùng thuốc Alpine 80WP + Cavil 50WP hoặc Ridomin 72% + Carbenzim 50WP.
Kỹ thuật bón phân cho cây hoa hồng
Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25oC. Là cây hoa lâu năm, nếu hồng ghép trên gốc hồng dại thì có thể cho thu hoạch bông tới 10 năm và hơn nữa.
Đặc điểm chung
- Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25oC. Là cây hoa lâu năm, nếu hồng ghép trên gốc hồng dại thì có thể cho thu hoạch bông tới 10 năm và hơn nữa.
- Yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu hữu cơ và dinh dưỡng. Cây hoa hồng có thể trồng được quanh năm nhưng ở miền Bắc thích hợp nhất là vụ Xuân (tháng 2-3).
- Mật độ thích hợp với hoa hồng cắt cành 70.000 - 80.000 gốc/ha.
- Các giống tốt và phổ biến hiện nay: xanh Long Mỹ, đỏ Hà Lan, đỏ Ý, đỏ Pháp, cam, hồng, phấn, vàng trắng, cá vàng, trắng, tối....
Bón phân
Hoa hồng là cây cho giá trị kinh tế cao, vào thời kỳ thu hoạch rộ, mỗi ha trồng cắt cành thu khoảng 30.000 bông, cứ 2 ngày thu 1 lần. Thời điểm không rộ cho thu 10.000 bông/đợt. Do vậy hoa hồng cắt cành đòi hỏi lượng phân rất cao.
Nhà vườn thâm canh hoa hồng cắt cành Đà Lạt thường đầu tư 20-30 triệu đồng tiền phân bón/ha/tháng.
Việc bón phân cho hoa hồng ngoài việc phải đạt năng suất cao còn phải đạt màu sắc hoa đẹp, hoa lâu tàn và hương thơm. Tùy theo mức độ thâm canh, quy trình bón phân như sau:
Vườn hoa hồng cắt cành:
a) Bón lót khi trồng (lượng bón cho 1.000m2)
- Vôi bột hoặc đôlômít: 100-150kg.
- Phân chuồng hoai: 4-6 tấn.
b) Bón thúc cho gốc ghép (sau khi đặt gốc hồng dại):
- Compomix: 20-30 kg/1.000m2/lần. Bón 5 lần, định kỳ 1 tháng/lần kết hợp làm cỏ, vun xới.
c) Bón thúc sau khi ghép mắt:
Sau trồng 6 tháng thì tiến hành ghép mắt, sau ghép 15 ngày sẽ hạ giàn và bón thúc
+ Thúc mầm lần 1 (sau khi ghép 30-35 ngày): 5-6 tấn phân chuồng hoai/công.
+ Thúc mầm lần 2 (sau ghép 45-50 ngày): 40-60 kg NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho 1.000m2
+ Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.
+ Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2.
+ Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-0,5% để phun qua lá.
+ Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:
- Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
d) Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên.
Hoa hồng trồng vườn :
a) Bón lót (lượng bón cho mỗi m2 đất trước khi đặt bầu): 3-4kg phân chuồng hoai 2-3kg tro trấu Đất trồng Compost Đầu Trâu 50-100 g lân Đầu Trâu Kết hợp với thuốc phòng trừ kiến, mối và sùng.
b) Bón thúc: thúc định kỳ 15-20 ngày/lần với lượng bón 40-60g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho mỗi m2 Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 1kg phân chuồng.Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên.
Hồng trong bồn (chậu)
a) Chuẩn bị đất trồng: Sử dụng đất Compost Đầu Trâu, bỏ vài viên gạch nhỏ ngay lổ thoát nước của chậu để tránh bí nước. Cho hỗn hợp đất này vào bồn (chậu) sau đó đặt bầu sao cho bề mặt bầu ngang với mặt đất và đạt 8/10 so với thành chậu, lèn chặt đất lại.
b) Bón thúc định kỳ 20-30 ngày/lần với lượng: 30-50 g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu
Lượng bón trên tính cho mỗi chậu (1-2 bụi), với bồn cần tăng lượng lên theo số lượng bụi.
Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên.
Sau 2-3 tháng cần thay 1/3 đến 1/2 lượng đất cũ trong chậu (bồn) bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu. Cần moi đất quanh chậu và phía trên, tránh làm đứt rễ. Tưới nước ngay sau khi thay đất.
Ý NGHĨA SỐ LƯỢNG HOA HỒNG
Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, nhưng không phải lúc nào cũng có thể tặng và tặng bao nhiêu hoa cũng được... Nếu không hiểu rõ các ý nghĩa của nó thì việc tặng hoa hồng không những không có ý nghĩa mà còn làm cho người nhận hiểu sai tình ý của người tặng. 
Ý nghĩa của các loại hoa Hồng: 
Hoa Hồng: Tỏ lòng ái mộ, tỏ sự hạnh phúc vinh dự.
Hoa Hồng Gai: Tỏ lòng tốt.
Hoa Hồng Đỏ: Một tình yêu mảnh liệt và đậm đà, tỏ sự hạnh phúc vinh dự.
Hoa Hồng Baby: Tình yêu ban đầu.
Hoa Hồng bạch: Ngây thơ duyên dáng và dịu dàng, Tình yêu trong sáng và cao thượng.
Hoa Hồng Nhung: Tình yêu say đắm và nồng nhiệt.
Hoa Hồng Vàng: Một tình yêu kiêu sa và rực rỡ. (Đôi khi có ý nghĩa tình yêu sút giảm và sự phản bội, tỏ ý cắt đứt quan hệ).
Hoa Hồng Phớt: Bắt đầu một tình yêu mơ mộng.   
Hoa Hồng Đậm: Người đẹp kiêu kì.
Hoa Hồng Thẩm: Tình yêu nồng cháy.
Hoa Hồng Cam: Tình yêu hòa lẫn với ghen tuông.
Hoa Hồng Viền Trắng: Tình yêu kín đáo, sâu sắc, sẵn sàng hy sinh cho người mình yêu
Hoa Hồng Phấn: Sự trìu mến.
Hoa Hồng Tỉ Muội: Khi được tặng, nếu là bạn trai thì cần hiểu rằng: Bạn là một đứa em ngoan.
Ý nghĩa của số lượng hoa Hồng:
1 hoa hồng: Trong trái tim anh chỉ có mình em
2 hoa hồng: Thế giới này chỉ có hai chúng ta
3 hoa hồng: Anh yêu Em
4 hoa hồng: Đến chết anh cũng không đổi lòng
5 hoa hồng: Yêu em tự trái tim
6 hoa hồng : Hãy tôn trọng nhau, yêu nhau và tha thứ cho nhau
7 hoa hồng : Anh luôn thầm yêu trộm nhớ em
8 hoa hồng: Cảm ơn sự quan tâm khích lệ của em
9 hoa hồng: Anh yêu em mãi mãi
10 hoa hồng: Tình đôi ta thập toàn thập mỹ
11 hoa hồng: Thế gian này chỉ có mình em
12 hoa hồng: Tình yêu của anh nối dài theo năm tháng
13 hoa hồng: Hãy giữ lấy tình hữu nghị
14 hoa hồng: Tượng trưng sự kiêu ngạo
15 hoa hồng: Anh có lỗi với em
16 hoa hồng: Tình yêu đầy sóng gió
17 hoa hồng: Tình tan vỡ không gì cứu vãn
18 hoa hồng: Chân thành và trong sáng
19 hoa hồng: Hãy nhẫn nại và chờ đợi
20 hoa hồng: Anh yêu em bằng cả trái tim
21 hoa hồng: Một tình yêu chân thành
22 hoa hồng: Cầu mong em gặp may
25 hoa hồng: Cầu chúc em hạnh phúc
30 hoa hồng: Hãy tin vào duyên số
36 hoa hồng: Lãng mạn
40 hoa hồng: Thà chết không xa nhau
50 hoa hồng: Không hẹn mà gặp
99 hoa hồng: Không bao giờ phai nhạt
100 hoa hồng: Anh yêu em trăm phần trăm
101 hoa hồng: Yêu... yêu em vô cùng
108 hoa hồng: Em sẽ lấy anh nhé 
365 hoa hồng: Ngày nào anh cũng nghĩ đến em
999 hoa hồng: Mãi mãi đắm say
1001 hoa hồng: Mãi mãi bên nhau!
SỰ TÍCH HOA HỒNG
Ngày xửa ngày xưa thật xưa lắm, có một quốc vuơng ở tận phương trời xa xôi bên một khu rừng rộng lớn và rậm rạp. Vương quốc nầy sống thật hòa bình và yên vui sau một thời gian dài triền miên người dân phải đấu tranh để dành quyền độc lập. Và vị anh hùng chỉ huy người dân của quốc gia này đã được dân chúng tôn lên làm vị vua đầu tiên. 
Sau thời gian dài chinh chiến, họ chỉ lo an hưởng thái bình và sống cho những quyền lợi của cá nhân mình. Vị hoàng đế kia cũng vậy, ngất ngưỡng trên ngai vàng và hào quang của quyền vị, ông đã bỏ bê việc nước, quên cả chăm sóc cho dân và để mặc lũ bầy tôi tham danh lợi cai trị dân chúng. Vì muốn hoàng đế lảng quên với việc triều chính, bọn tham quan đã chọn một thiếu nữ đẹp tuyệt vời để vua lập làm hoàng hậu . Nhưng trái với ý muốn của bọn quan lại, hoàng hậu lúc nào cũng hết lời khuyên răn nhà vua nên lo cho dân chúng và chỉnh đốn việc triều chính. Lũ quan lại rất ghét hoàng hậu, nhưng không làm gì được vì nhà vua quá thương yêu nàng. 
Cho đến ngày kia, sau một thời gian thụ thai, hoàng hậu sinh ra một đứa bé thật kháu khỉnh, dễ thương. Lạ lùng thay, thân thể của đứa bé trai đó lại trong suốt như pha lê, đến độ thấy rõ từng đường gân, mạch máu và trái tim. Thấy cơ hội đã đến, bọn tham quan bèn dèm pha với nhà vua rằng hoàng hậu là một phù thủy trá hình và tuyên truyền tin này ra ngoài cho toàn dân. 
Trước áp lực của bầy tôi và sự phản đối của dân chúng, nhà vua đã truất phế hoàng hậu ra khỏi hoàng cung cùng với đứa bé lạ lùng kia. Trở thành một thường dân, hoàng hậu đem con đi khỏi hoàng cung. Đi tới nơi đâu cũng bị dân chúng chửi mắng và xua đuổi. Suốt con đường tìm nơi ẩn trú, hoàng hậu đã bị bao kẻ ném đá, dùng gậy đánh đập mà chỉ biết cắn răng dùng thân thể mình để che chở cho đứa con thơ. Với bao vết thương trên mình, hoàng hậu bồng con đến khu rừng già và ngã ra vì kiệt sức. Nhìn hài nhi mới ra đời trong lúc biết mình sắp chết, hoàng hậu không biết làm gì hơn là đưa tay vuốt ve con mình vài lần, nước mắt tuôn ra và trút hơi thở cuối cùng.
Đứa bé nằm bên mẹ không ai cho ăn nên khóc lên thảm thiết vì cơn đói. Tiếng khóc vang lên tận chín tầng trời làm Thượng Đế động lòng ngó xuống trần gian. Khi thấy hoàn cảnh thương tâm đó, Thượng Đế nổi giận vì lòng tàn ác của người dân vương quốc kia. Ngài bèn sai thiên thần mang đứa bé vô rừng chăm sóc cho nó lớn lên trong tình thương của thiên nhiên và muôn cầm. Sau đó, ngài ban một lời nguyền khiến cho toàn thân thể của từng người dân bị gai nhọn mọc đầy người, để suốt đời không ai được gần gủi ai cho đến khi mọi người biết thương yêu nhau. Từ đó người dân của quốc gia nầy đều mang trên mình một lớp gai, từ vua tôi cho đến hạng bần cùng. Nhưng dù cho lớp gai trên mình ngày một dài và cứng nhọn theo lòng tham ngày càng to lớn, họ cứ sống cho cá nhân mình mặc dù phải trả giá cho lòng vị kỷ đó bằng sự cô đơn khủng khiếp dằn vật tâm linh. 
Một ngày kia, nghe tin vương quốc này đang trở nên yếu thế, một quốc gia khác bèn đem quân sang xâm lấn lãnh thổ. Khi quân xâm lăng tràn qua bờ cõi, toàn dân trong nước ai cũng tự lo thân và trốn tránh nghĩa vụ. Nhà vua lúc đó đã lớn tuổi mà vẫn bị lũ bầy tôi tham sống sợ chết làm áp lực bắt đem một toán quân ra chiến đấu. Sức mình thì yếu, sức địch thì mạnh. Sự thất bại đến với nhà vua thật nhanh chóng. Dẫn tàn quân chạy về hoàng thành thì mới hay lũ tham quan đã đem dâng cho giặc tự bao giờ. Phẫn chí, nhà vua quyết liều mình đem quân cố chiếm lại thành trì nhưng cuối cùng phải ngã ngựa vì một mũi tên có tẩm thuốc độc. Nhà vua được một số quân trung thành cứu thoát và chạy trốn đến bên bìa rừng. Nhìn lại binh sĩ lớp bị thương, lớp bỏ mình chung quanh, nhà vua lấy làm hối hận rằng mình đã không nghe lời hoàng hậu khuyên ngày trước. Nhớ đến hoàng hậu, nhà vua lại nhớ đến đứa con thơ vô tội của mình ngày xưa. Rồi nhà vua ngã bệnh vì vết thương hành hạ. Bên ngoài thì địch quân vây khốn, trong rừng thì binh sĩ liều mạng để tử thủ với quân thù. Nhà vua lập đồn trong rừng làm chiến khu và để tập luyện binh sĩ.
Ngày qua ngày, dưới ách đô hộ nghiệt khắc của quân xâm lăng, người dân của vương quốc đó càng nghe đồn thêm về một quốc gia trong khu rừng già huyền bí nọ. Dần dần, người dân tìm cách trốn đi và tìm vào rừng để gia nhập. Phía quân xâm lăng cũng điêu ngoa, họ cho người trà trộn vào trong rừng nhưng kế hoạch không thi hành được vì không thể nào giả mạo được lớp gai cứng mọc trên thân thể của người dân bản xứ. Người dân đã biết đoàn kết để tạo cho khuyết điểm trên thân thể mình thành ưu điểm để chống giặc ngoại xâm. Một ngày kia, với binh hùng tướng mạnh, nhà vua bắt đầu công cuộc dành lại quê hương. Lần nầy, với đoàn quân thiện chiến và với lòng tin thống nhất, nhà vua đã chiếm lại được thành trì và xua đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ.
Không may, trong trận chiến cuối cùng nhà vua lại bị thương. Vốn đã yếu sức vì tuổi già, lại còn lao lực trong trận chiến dài đăng đẳng, nhà vua bệnh ngày càng thêm nặng. Toàn dân trong nước chưa kịp reo mừng dành lại độc lập đã phải mang nỗi buồn cho tình trạng ngày càng nguy ngập của nhà vua. Biết mình sắp chết, nhà vua trong cơn sốt đã thốt lên rằng: 
"Ta chết cũng đành lòng, nhưng trời ơi, sao ta thèm được một lần ôm đứa con mà ta chưa hề biết mặt !..."
Bỗng nhiên có tin báo từ bên ngoài thành có một người thầy thuốc nói sẽ trị hết bệnh cho nhà vua. Cửa hoàng thành rộng mở. Người thầy thuốc bước vào hoàng cung với tấm vải thô che kín thân thể mà không ai nhìn thấy mặt. Khi đến gần giường bệnh, người thầy thuốc đứng lặng yên thật lâu bên nhà vua mà không nói tiếng nào. Khi nghe nhà vua gọi con trong cơn sốt, người thầy thuốc rơi lệ. Giọt lệ nhỏ xuống trên gò má nhăn nheo của nhà vua làm nhà vua thức tỉnh và mở mắt nhìn người đang đứng bên cạnh mình. Khi nhà vua đua tay lên vói, người thầy thuốc bèn nắm chặt lấy tay nhà vua, quì xuống bên cạnh người và nói rằng: 
"Thưa phụ hoàng, con đây !". 
Rồi người thầy thuốc hất tấm vải thô che mình xuống đất để lộ ra một thân thể trong suốt như pha lê. Để chữa bệnh cho cha, vị hoàng tử nâng vua cha lên và ôm người thật chặt vào lòng, mặc cho những gai nhọn đâm vào người thật sâu. Và máu chàng đã chảy ra. Lạ thay, khi máu của chàng thấm lên thân thể của nhà vua thì nhà vua cũng thấy mình khỏe lại . Và kỳ diệu hơn nữa, lớp gai nhọn trên thân thể nhà vua cũng tan biến dần theo từng giọt máu của vị hoàng tử đổ xuống.
Sau đó vị hoàng tử bèn đặt nhà vua nằm lại trên giường để dưỡng bệnh. Từ từ đứng dậy và bước đến người đứng gần mình nhất, vị hoàng tử ôm lấy người đó và nói: 
"Chúng ta hãy thương yêu nhau. Bất cứ hình phạt nặng nề nào của Thượng Đế cũng đều được giảm bớt nếu chúng ta biết chân thành yêu thương nhau". 
Rồi cứ thế từ người này sang người khác, chàng đi khắp thành mà ôm từng người một, từ ông lão nghèo nàn đến người thương gia giàu sang, từ em bé tật nguyền đến chàng thanh niên khỏe mạnh. Và cứ thêm mỗi người được ôm thì vị hoàng tử càng yếu dần theo từng giọt máu ứa ra trên thân thể họ. Cho đến lúc kiệt sức, chàng quị xuống bên đường. Tuy vậy, chàng vẫn mở rộng vòng tay kêu gọi mọi người đến cùng chàng mà chia sự sống. Mọi người nức nở khóc trước tình thương bao la của chàng. Những người sau cùng chưa được thoát bệnh đồng quì xuống bên chàng mà nói: 
"Chúng tôi xin hoàng tử đừng lao lực thêm nữa. Chúng tôi thành tâm nguyện mang lớp gai này trên mình để người còn được sống cùng chúng tôi".
Lạ thay, từ trên thinh không bỗng có tiếng nhạc thánh thót vang lên và có lời truyền của Thượng Đế phán rằng: 
"Lành thay ! Các người hiểu được tình yêu thương chân thật và bỏ đi lòng tị hiềm, ích kỷ. Dám hy sinh bản thân mình cho đồng loại là định nghĩa của yêu thương vậy".
Rồi cùng với thinh âm tan dần vào không gian, các lớp gai trên thân hình của những người còn lại đều biến mất đi. Khi người ta nhìn lại thì vị hoàng tử đang khép mắt lại với lời nói thật hiền hòa thoát ra theo làn hơi thở sau cùng: 
"Hạnh phúc là có nhau hôm nay để sống. Yêu thương là biết sống làm sao để ta có nhau ngày mai. Các bạn của tôi ơi, hãy nhớ rằng hạnh phúc không phải là của riêng ta để cho đi hay lấy lại. Hạnh phúc chỉ đến với ta khi ta biết yêu thương lẫn nhau và chia xẻ cho nhau tình thương đó..." 
Rồi chàng lìa đời sau câu nói đó. Ngày hôm sau, dưới sự hướng dẫn của nhà vua, toàn dân trong thành đã đưa di thể của chàng xuống lòng đất muôn đời, bên cạnh khu rừng nọ. Lạ thay, khi xác của chàng vừa được chôn dưới lòng đất xong, người ta bỗng thấy có những chim muông, cầm thú kéo thành đoàn từ trong rừng ra nằm quanh ngôi mộ của chàng thật lặng yên và buồn bã. Một năm sau, người ta thấy trên ngôi mộ của chàng và chung quanh khu vực đó mọc lên những bông hoa đỏ tươi như máu với thật nhiều gai nhọn từ gốc đến ngọn. Người ta cho đó là sự kết tinh lại của tình thương của chàng hoàng tử để nhắc nhở cho người đời bài học cao cả nhất về yêu thương và hạnh phúc. Và người ta gọi loài hoa đó là hoa Hồng.
Và mãi mãi đến ngày nay, dù mang nhiều màu sắc khác nhau, loài hoa đó vẫn tượng trưng cho sự yêu thương

Khi ến thăm thành phố ngàn hoa Đà Lạt, ngoài việc ghé thăm những địa điểm du lịch đã rất nổi tiếng, bạn có thể làm một tour du lịch nhỏ trong ngày ghé thăm ấp hoa Vạn Thành, một trong những khu vườn nổi tiếng nhât thành phố.

Đà Lạt, không phải ngẫu nhiên mà được mọi người gọi với cái tên thành phố ngàn hoa như vây, đó là vì Đà Lạt có rất nhiều hoa. Hoa dại mọc khắp mọi nơi, trên những bờ tường, dọc đường đi, trước cửa mỗi ngôi nhà tạo nên một sắc mầu lãng mạn và thơ mộng, cùng với những rừng thông bạt ngàn tạo nên một vẻ đẹp dung dị mà có lẽ chỉ nơi đây mới có được. Ngày nay, Đà Lạt còn nổi tiếng hơn nữa vì là nơi cung cấp hoa tươi cho cả nước và vườn hoa nổi tiếng nhất Đà Lạt đó chính là ấp hoa Vạn Thành.
Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, không hổ danh là làng hoa lớn nhất Đà Lạt.Làng hoa Vạn Thành là một trong sáu làng hoa truyền thống của thành phố, nơi trồng hoa hồng nhiều nhất tại Đà Lạt.
Làng hoa Vạn Thành được hình thành từ khi sáu người Hà Nam Ninh (hiện nay là Hà Nam) vào đây sinh sống. Ban đầu họ trồng rau nhưng từ năm 1960 thì bắt đầu chuyển sang trồng hoa. Đến nay diện tích trồng hoa đã lên tới hơn 100 ha trong đó 90% hộ dân chọn hoa hồng là loại hoa trồng chủ lực.


vuon hoa cuc da lat




Từ trên cao nhìn xuống, làng hoa trườn theo thung lũng dài dọc con suối Cam Ly màu mỡ. Đây là vương quốc của hoa hồng với những vườn hoa hồng nhung, hồng ánh trăng, hồng cánh sen… rộng hàng hecta trong những ngôi nhà kính hiện đại, tránh nắng gió.

Hoa hồng trổ bông quanh năm nên bạn có thể đến tham quan bất cứ lúc nào. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến người dân thu hoạch hoa hồng vào sáng tinh mơ hay buổi chiều chập choạng, cách họ chăm sóc hoa hay khung cảnh nhộn nhịp đóng gói, chuyển hàng cho các xe đến thu gom hoa chuyển đi các tỉnh tiêu thụ...

Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc gieo trồng, cộng với bản tính cần cù, chăm chỉ nên người dân Vạn Thành chủ yếu trồng các loại cây, hoa đặc sản có giá trị kinh tế cao như: lan, ly ly, hoa hồng, cẩm chướng…


nha vuon trong hoa o da lat






Không chỉ áp dụng các biện pháp chăm sóc cây, hoa thông thường, người nông dân Vạn Thành cũng đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật để lai ghép, tạo ra nhiều loại hoa mới, nở lâu, trái vụ và cách thức ướp hoa tươi để bảo quản lâu dài hoặc trồng hoa trong nhà kính. Hoa hồng Vạn Thành đặc biệt chủ yếu được triết, ghép từ thân những cây hồng dại. Với chồi hoa hồng giống mới được nhập từ Hà Lan tạo ra nhiều mầu sắc và nhiều chủng loại hồng. Chính vì vậy mà thu được năng suất cũng như làm phong phú thêm loài hoa hồng, loài hoa của tình yêu.

vuon hoa hong da lat




Sản phẩm của làng hoa Vạn Thành cũng có đầu ra tiêu thụ tương đối ổn định do họ ký hợp đồng cung cấp hoa trực tiếp cho các vựa hoa ở các tỉnh, thành khác… Với phương châm “buôn có bạn, bán có phường”, có phương pháp, cách nghĩ, cách làm đúng, hiệu quả, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và đặc biệt có tâm với nghề, kiên định với nghề đã giúp đời sống người nông dân Vạn Thành ngày càng được cải thiện, nâng cao, góp phần đưa thương hiệu hoa Đà Lạt đến mọi miền đất nước cũng như nước ngoài.

Trồng hoa không chỉ đơn thuần là một cái nghề kiếm sống của người dân Phố Núi, mà đây còn là thế mạnh này góp phần tạo nên tên tuổi cho thành phố hoa Đà Lạt. Khi đến làng hoa Vạn Thành, bạn có thể ghé vào nhà dân mua cho mình một bó hoa thật đẹp với mọt mức giá thật hữu nghị hoặc nếu có thể bạn cũng có thể tự tay ngắt cho mình những bông hoa ưng ý nhất. Ngắm những bông hoa tươi tắn trên cây, không tô vẽ, không mầu mè như bản chất nó vốn thế, chắc chắn bạn sẽ không muốn rời khỏi làng nơi đây.




Trong khuôn khổ Festival hoa Đà Lạt lần thứ 4 năm 2012, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định công nhận làng hoa Vạn Thành, thuộc phường 5, thành phố Đà Lạt là làng nghề truyền thống.
Làng hoa Vạn Thành hiện có gần 300 hộ nông dân chuyên sản xuất các loại hoa cắt cành, với tổng diện tích trồng hoa lên đến hơn 200 ha. Trong số diện tích này, có đến gần một nửa diện tích hoa được trồng trong nhà kính, nhà lưới theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.


hoa da lat gia vuon , gia si



Bình quân sản lượng hoa cắt cành mỗi năm của làng hoa Vạn Thành cung ứng ra thị trường đạt gần 73 triệu cành. Hoa hồng được xác định là loại hoa chủ lực trong định hướng phát triển kinh tế, chiếm khoảng 80% sản lượng hoa hồng của thành phố này. Cùng với 2 làng nghề truyền thống khác là làng hoa Thái Phiên và Hà Đông, việc công nhận thêm làng nghề truyền thống cho làng hoa Vạn Thành sẽ góp phần khẳng định nhãn hiệu hoa Đà Lạt.

Hoa hồng Đà Lạt tăng giá mạnh trước 8/3



  • Hoa hồng dát vàng "đắt hàng" dịp Valentine 2013
  • Lễ hội hoa hồng đặc sắc ở Mỹ


Hoa hồng Đà Lạt phục vụ thị trường ngày 8/3 tăng giá mạnh.

Ngày 3/3, giá hoa hồng nhung được thu mua tại vườn là 4.800 đồng/bông, cao gấp 2,5 lần so với thời điểm bình thường.

Trong khi đó, hoa hồng tại chợ Đà Lạt và các điểm bán lẻ là 7.500 - 8.000 đồng/bông. Các loài hoa khác phục vụ thị trường dịp lễ 8/3 sắp tới như byby, sao tím, sa lem…cũng tăng mạnh từ 20 – 50% so với thời điểm trước.

Theo nhiều nhà vườn, có thể trong một vài ngày tới giá một số loài hoa chủ lực phục vụ thị trường ngày Quốc tế phụ nữ sẽ tiếp tục tăng mạnh do khan hiếm hàng.

Hoa hồng Đà Lạt khan hiếm trong dịp 8.3



Mặc dù chưa tới ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 nhưng hầu hết các loài hoa tại Đà Lạt đã đồng loạt tăng giá.


Hoa hồng nhung những ngày bình thường được bán sỉ tại vườn có giá chỉ 1.500 đồng/bông nay đã tăng lên 5.500 – 6.000 đồng/bông, hoa hồng quế từ 1.000 đồng/bông tăng lên 4.000 đồng/bông. Các loại hoa khác như địa lan, ly, đồng tiền, baby… cũng tăng giá từ 10 – 20% so với những ngày trước đó.
Cung không đủ cầu khiến giá hoa hồng nhung Đà Lạt đang tăng cao đột biến
Các chủ vườn hoa hồng nhung tại Đà Lạt cho biết, nguyên nhân khiến giá hoa hồng tăng cao là do nguồn cung không đủ cầu, vì trong dịp Valentine vừa qua loại hoa này mới bị cắt một loạt nay vẫn chưa kịp đơm bông.
Hiện có rất nhiều đầu mối chuyên buôn bán hoa tại TP.HCM và những nới khác liên tục gọi điện cho các nhà vườn tại Đà Lat đặt mua hoa hồng nhưng họ đã không còn loại hoa này để bán.

Qui trình bón phân cho hoa hồng

Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25oC. Là cây hoa lâu năm, nếu hồng ghép trên gốc hồng dại thì có thể cho thu hoạch bông tới 10 năm và hơn nữa. - Yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu hữu cơ và dinh dưỡng. Cây hoa hồng có thể trồng được quanh năm nhưng ở miền Bắc thích hợp nhất là vụ Xuân (tháng 2-3). - Mật độ thích hợp với hoa hồng cắt cành 70.000 - 80.000 gốc/ha. - Các giống tốt và phổ biến hiện nay: xanh Long Mỹ, đỏ Hà Lan, đỏ Ý, đỏ Pháp, cam, hồng, phấn, vàng trắng, cá vàng, trắng, tối.... [b]2- Bón phân[/b] Hoa hồng là cây cho giá trị kinh tế cao, vào thời kỳ thu hoạch rộ, mỗi ha trồng cắt cành thu khoảng 30.000 bông, cứ 2 ngày thu 1 lần. Thời điểm không rộ cho thu 10.000 bông/đợt. Do vậy hoa hồng cắt cành đòi hỏi lượng phân rất cao. Nhà vườn thâm canh hoa hồng cắt cành Đà Lạt thường đầu tư 20-30 triệu đồng tiền phân bón/ha/tháng. Việc bón phân cho hoa hồng ngoài việc phải đạt năng suất cao còn phải đạt màu sắc hoa đẹp, hoa lâu tàn và hương thơm. Tùy theo mức độ thâm canh, quy trình bón phân như sau: [b]* Vườn hoa hồng cắt cành:[/b] a) Bón lót khi trồng (lượng bón cho 1.000m2) - Vôi bột hoặc đôlômít: 100-150kg. - Phân chuồng hoai: 4-6 tấn. b) Bón thúc cho gốc ghép (sau khi đặt gốc hồng dại): - Compomix: 20-30 kg/1.000m2/lần. Bón 5 lần, định kỳ 1 tháng/lần kết hợp làm cỏ, vun xới. c) Bón thúc sau khi ghép mắt: Sau trồng 6 tháng thì tiến hành ghép mắt, sau ghép 15 ngày sẽ hạ giàn và bón thúc + Thúc mầm lần 1 (sau khi ghép 30-35 ngày): 5-6 tấn phân chuồng hoai/công. + Thúc mầm lần 2 (sau ghép 45-50 ngày): 40-60 kg NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho 1.000m2 + Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh. + Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. + Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-0,5% để phun qua lá. + Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau: - Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. + Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên. * Vườn hoa hồng cắt cành: a) Bón lót (lượng bón cho mỗi m2 đất trước khi đặt bầu): 3-4kg phân chuồng hoai 2-3kg tro trấu Đất trồng Compost Đầu Trâu 50-100 g lân Đầu Trâu Kết hợp với thuốc phòng trừ kiến, mối và sùng. b) Bón thúc: thúc định kỳ 15-20 ngày/lần với lượng bón 40-60g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho mỗi m2 Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 1kg phân chuồng. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên. * Hồng trong bồn (chậu) a) Chuẩn bị đất trồng: Sử dụng đất Compost Đầu Trâu, bỏ vài viên gạch nhỏ ngay lổ thoát nước của chậu để tránh bí nước. Cho hỗn hợp đất này vào bồn (chậu) sau đó đặt bầu sao cho bề mặt bầu ngang với mặt đất và đạt 8/10 so với thành chậu, lèn chặt đất lại. b) Bón thúc định kỳ 20-30 ngày/lần với lượng: 30-50 g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu Lượng bón trên tính cho mỗi chậu (1-2 bụi), với bồn cần tăng lượng lên theo số lượng bụi. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên. Sau 2-3 tháng cần thay 1/3 đến 1/2 lượng đất cũ trong chậu (bồn) bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu. Cần moi đất quanh chậu và phía trên, tránh làm đứt rễ. Tưới nước ngay sau khi thay đất.
Hoa hồng "thương hiệu" Lạc Dương

Không nổi tiếng như những làng hoa Vạn Thành hay An Sơn ở Đà Lạt - chuyên trồng bông hồng xuất bán đi các nơi, hoa hồng Lạc Dương “âm thầm” bén rễ, đơm bông trên những thửa ruộng dưới chân núi Lang Biang và lặng lẽ tạo thương hiệu riêng cho “hồng xứ Lạc”.


Chưa có cuộc bình chọn nào về chất lượng sắc đẹp giữa hồng Lạc Dương và Đà Lạt, nhưng nếu ai tình cờ lạc vào thôn Đăng Lèn hay khu phố Hợp Thành, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương sẽ phải tấm tắc khen những vườn hồng ở đây. Một chuỗi vườn hồng canh tác trong nhà kính, nối dài bên dòng suối, bung nở những chồi bông với đủ màu sắc báo hiệu những vụ hồng bội thu.


RỘ NỞ VƯỜN HỒNG

Nông dân trồng hoa ở thị trấn Lạc Dương bảo rằng, nếu cách đây hơn mười năm nơi đây “bói” không ra một vườn hoa hồng, đa số các hộ đều trồng rau, màu và canh tác lúa. Một người dân cho hay: Cách đây không lâu, từ khu phố Hợp Thành vào tận thôn Đăng Lèn còn thấp thoáng ruộng lúa. Nay thì rặt một màu rau hoa. Và phần lớn nhà kính đều trồng hoa hồng các loại. Vừa đi trong các luống hồng rực rỡ màu vàng cam, màu đỏ nhung, màu ánh trăng… cao gần tới đầu, anh Hoàng Văn Ngọc, thôn Đăng Lèn kể: Với 3 sào hoa hồng trồng trong nhà kính anh đã phải đầu tư ngót 200 triệu đồng, nhưng hơn một năm thu hoạch đã lấy lại vốn. Hiện giờ bình quân mỗi tháng cắt 40 ngàn cành, thương lái tới tận vườn đóng hàng với giá mỗi cành 850 đồng, ký hợp đồng cả năm với chủ vựa hoa. Mấy năm nay giá hoa luôn ở mức cao hơn mọi khi nên dù bán rẻ so với thị trường, nhưng khỏi lo giá hoa lên xuống thất thường. Trong số các nông hộ trồng hồng, anh Bùi Ngọc Long, phu phố Hợp Thành được coi là người sở hữu vườn hồng lớn nhất, hàng mấy ha nhà kính. Theo anh Long, hoa hồng đã bén rễ ở đây gần chục năm nay, nhưng chỉ nở rộ 5 năm trở lại đây. Riêng gia đình anh một ngày cắt từ 10 - 30 ngàn cành. Còn mấy anh em trong nhà đã canh tác hơn 7 ha nhà kính chuyên trồng hoa hồng. Hiện giờ thị trấn Lạc Dương có khoảng 30 - 40 ha hoa hồng, ngay người đồng bào dân tộc thiểu số cũng bắt đầu đầu tư trồng hoa hồng. Anh Long cho biết thêm: Với quy mô sản xuất của gia đình, anh phải thuê người làm thường xuyên. Nghề trồng hoa hồng phải tuân theo quy trình công nghiệp, hàng ngày đều có lịch bơm thuốc, tỉa cành, tưới nước, cắt bông nên người làm cũng phải biết nghề không như lao động phổ thông. Cái khó là đào tạo (cầm tay chỉ việc) người làm thuần thục, vậy mà có ai trả tiền công cao hơn là bỏ đi ngay. Muốn mở rộng thêm diện tích vì đất ở đây rất hợp với hoa hồng nhưng không dám đầu tư.

“THƯƠNG HIỆU” HỒNG LẠC DƯƠNG
Các hộ trồng hoa ở đây cho rằng, làm rau khổ hơn trồng bông gấp nhiều lần nhưng thu nhập lại thấp hơn và không ổn định bằng hoa, ngặt nỗi đầu tư nhà kính để trồng hoa cần số vốn cao, rồi tiền phân, thuốc phải đủ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên nhiều người chưa mạnh dạn đầu tư. Được cái hoa hồng Lạc Dương cành mập, cao, bông to, thường hút hàng, người làm bông luôn có lãi. “Nhìn chung hoa hồng Lạc Dương nom rất đẹp dù kỹ thuật, kinh nghiệm chưa chắc bằng những người trồng hoa hồng lâu năm ở Vạn Thành và An Sơn - Đà Lạt. Có thể do đất trong này tốt tươi nên hoa hồng Lạc Dương có chất lượng, khi cắm nở hết cỡ mới tàn, chưng được lâu. Các thương lái vào mua bảo, họ mê hồng Lạc Dương hơn hồng Đà Lạt có lẽ vì thế” - chị Đặng Thị Lợi người trồng bông cho hay. Còn theo anh Long thì, 70% diện tích trồng hồng là đất ruộng, độ màu mỡ sâu cả mét. Một số khu vực trồng hoa hồng ở Đà Lạt do san đồi lập vườn nên độ thoáng khí ô xy, độ mùn sẽ không bằng. Đó là chưa kể kết cấu của đất có xốp không. Những lợi thế về thổ nhưỡng cùng với khí hậu làm nên sắc màu hoa hồng Lạc Dương.
Theo thống kê, hiện Lạc Dương trồng 250 ha hoa các loại, tăng 14,2% và sản lượng đạt 60 triệu cành, tăng 2,14% so với năm trước. Và, không chỉ dần định hình “làng hoa chuyên trồng hồng” ở xứ Lạc Dương mà trong sản lượng hoa cắt cành của huyện đã có “triệu đóa hoa hồng” mang “thương hiệu” Lạc Dương xuôi về các thành phố hoa lệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét